8/12/2013

MÓN QUÀ CỦA THƯỢNG ĐẾ

Biên Hòa vẫn mưa. Mình ngồi ở quán cà phê cùng vài ông bạn trong đó có một nhà báo đang nói về chuyện xin cho một đứa cháu vừa tốt nghiệp Sư phạm Mẫu giáo nhưng phải chạy giá trót là " một trăm ". Có người nói, nhà báo gì mà xin việc cho cháu phải một trăm. Nhưng đúng là ở ngoài quê hiện là như thế. Vừa lúc đó có một bác về hưu đưa ra tờ báo của Tỉnh nói Công an vừa bắt quả tang một nhà báo của một tờ Pháp luật tống tiền một doanh nghiệp một trăm triệu đồng. Trời vẫn mưa nặng hạt làm cho một chị bán vé số cũng không đi khỏi quán cà phê, chị này cũng mau mồm mau miệng nói các bác,các anh mua cho em vài tờ lấy may. Rồi chị cho biết trong đời bán vé số của chị đã hai lần được người trúng số đến cho lộc. Một ông trúng ba sáu triệu đến cho một chiếc máy giăt. Một người khác trúng ít hơn cho một nồi cơm điện. Chị bảo đó là những món quà của Thượng đế ban tặng. Chị này còn nói " Chúa rất nhân từ ". Chắc chị ấy là người rất ngoan đạo. Sau khi một nhà thầu xây dựng cùng bàn cà phê của chúng tôi mua cho chị 6 tờ vé số chia cho 6 anh em trong bàn thì niềm vui của chị càng tăng lên. Chị còn khoe đứa con gái đầu 20 tuổi của chị đang học năm thứ Ba, Đại học Tài chính Kế toán, chả biết khi cháu ra trường phải " chạy " bao nhiêu? Nhưng chị không giấu nổi niềm vui sướng đến tột cùng, vừa chuyển trường cho đứa con trai út từ ngoài ấy vào đây mà không mất một su nào. Số là cô giáo chủ nhiệm khảo hạch cháu một bài Toán và bài Chính tả lớp Ba. Cháu làm nhanh và đúng trong một thời gian khá nhanh, còn bài Chính tả thì chữ cháu quá đẹp. Thế là cô tuyên bố" cháu chính thức được vào học trong lớp do cô phụ trách "
    Những anh em ngồi trong quán cà phê ai nấy đều chúc mừng cho người phụ nữ rất hạnh phúc này.
    Hiện chị có 4 đứa con đang đi học, và một người chồng làm thợ xây.
    Đúng là chị đã được Thượng đế ban tặng những món quà quí giá.Chẳng những thế, Chúa còn ban cho những vị khách trong bàn cà phê một món quà không kém phần quí giá, đó là những niềm vui trong đời của người mẹ-người thiếu phụ bán vé số.

8/10/2013

MỘT CÁI TÁT


Vâng. Chỉ vì một cái tát. Thật nặng nề khi ta nghĩ về hoặc chứng kiến một cái tát của một ai đó dành cho một người nào...
Hôm nay đọc truyện ngắn " Thầy tôi " của một nhà văn trên tờ Văn nghệ Hội NV. Một học trò cũ giờ đã là một Giám đốc một Công ty đang phát triển gặp một ông bán vé số tại cổng cơ quan anh ta. Giám đốc chợt giật mình vì có nét gì đó quen quen trên nét mặt ông già. Bằng nhiều kênh tiếp cận, Giám đốc biết chính xác đó là thầy Minh từng dạy toán cho anh ta thưở nào. Thầy trò hội ngộ và hàn huyên mới biết thầy bị sa thải chỉ vì không kiềm chế nổi bản thân do một cậu học trò không chịu học bài và làm bài tập thầy cho về nhà. Khi thầy hỏi vì sao không làm bài tập? Cậu quí tử đã hỏi lại:" ông biết tôi là ai không mà dám hỏi ". Rồi cậu ta còn thách thức:" tôi thách ông dám động vào tôi. Ông không bằng con chó nhà tôi đâu." Sau một tuần, thầy Minh bị thôi việc, mặc dù đã có Quyết định lên Hiệu phó. Và người ta cũng không khó gì để biết cậu quí tử kia là con một vị lớn thứ nhất trong Tỉnh.
     Thầy Minh trả lời vị Hiệu trưởng:" Tát học trò là sai. Nhưng trong trường hợp ấy là cần thiết. Cần phải cho người hoc trò đó một bài học vì đã phụ công dạy dỗ của thầy. Đáng suy nghĩ hơn nữa là dám súc phạm danh dự, nhân phẩm của thầy.
      Thì ra có lẽ một cái tát có lúc cũng là cần thiết.
Còn sau đó ư? Thầy Minh vẫn kiên quyết ra đi bán vé số mặc cho vợ chồng nhà Giám đốc một mực mời thầy ở lại dạy cho hai đứa con của họ. Vì thầy cho rằng nghề bán vé số không bon chen cầu cạnh ai. Rất minh bạch và sòng phẳng.
Riêng người viết những dòng này cứ muốn suy nghĩ thêm về cái tát trên của thầy Minh. Rằng cái tát của kẻ vũ phu vì thua đủ hẳn khác cái tát của người có văn hóa dành cho một tên lưu manh trá hình. Hi hi.

7/28/2013

KHÔNG RÕ LÝ DO

Viêm dây thần kinh, viêm khớp, viêm dạ dầy.v.v...đều dẫn đến đau trong cơ thể. Đó là những nỗi đau có lý do. Còn có những vị rất khỏe mạnh, đi khám tại Bác sỹ Bảo vệ sức khỏe thì huyết áp 12/8, ăn ngủ tốt ,tiêu tiểu bình thường, nhà cửa vài ba cái, đất đai vài ba chục mẫu, chưa nói có vị hàng vài trăm "hec". cuộc sống như vua con nhưng lúc nào cũng mắc một căn bệnh gọi là căn bệnh " sợ ". Thứ nhất, không biết lúc nào xảy ra " gut " tức bệnh đau nhức do thừa chất. Thứ hai, bao nhiêu nhà, đất đều đủ giấy tờ hợp lệ nhưng chỉ sợ chưa về " hạ cánh " an toàn mà có đoàn Thanh tra thì liệu có an toàn? Nhiều vị cảm thấy đầu nhức như có kiến bò trong óc. Đi khám tại các BV Vip, các BS vẫn lắc đầu không tìm ra nguyên nhân.
       Nói cách khác đó là nỗi đau không rõ lý do. Bó tay.

7/26/2013

KỶ NIỆM...

Vào viện vì đau không rõ lý do. Vào phòng cấp cứu ( rất may đã mang theo Thẻ Bảo hiểm Y tế ). Các bác sỹ và nhân viên nhìn mặt và xem kỹ CMTND cùng Thẻ BH. Sau đó lấy máu đi xét nghiệm. Một tiếng sau lên trại cũng lấy máu, xem kỹ các loại thẻ.Máu người rất quí sao mới có một tiếng mà lấy hai lần máu?
Hai ngày sau ra viện với kết luận viêm thần kinh. Không thấy lấy máu vì chắc cũng chả để làm gì. Kỷ niệm thì không rồi. Liệu có khi nào nhập viện kiểu này bệnh nặng hơn không nhỉ?


7/15/2013

CAO THƯỢNG

Hai người đàn ông ở Nauy cùng
 giải cứu một chú
 cừu bị rơi xuống biển.Trong cuộc thi điền kinh tổ chức tại Tây Ban Nha hồi tháng 1 năm nay, vận động viên người Kenya - Abel Mutal là người chạy nhanh nhất. Tuy vậy, khi gần cán đích, do không hiểu rõ luật thi, Abel tưởng mình đã về đích và dừng lại. Người chạy về đích thứ hai là vận động viên nước chủ nhà Ivan Fernandez Anaya. Anh đã chạy lại gần Abel để ra tín hiệu giúp Abel hiểu rằng đích vẫn còn cách một đoạn nữa, Abel chạy tiếp, Ivan giữ khoảng cách để nhường Abel về đích trước.
Hai người đàn ông ở
 Nauy cùng giải cứu một chú cừu bị rơi xuống biển.Tấm biển đặt trước một nhà hàng nói rằng những bữa ăn miễn phí cho người vô gia cư sẽ được phục vụ từ 3-5 giờ chiều mỗi thứ 6 hàng tuần.
Một người đàn ông Ấn Độ giải cứu những
 chú mèo con khỏi vùng nước lũ.Một người đàn ông Ấn Độ giải cứu những chú mèo con khỏi vùng nước lũ.
Một người đàn ông Ấn Độ giải cứu những chú mèo con khỏi vùng nước lũ.Nếu bạn đang thất nghiệp và cần giặt đồ thật tinh tươm để đi dự buổi phỏng vấn xin việc, chúng tôi sẽ giặt giúp bạn miễn phí.
Một người đàn ông Ấn Độ giải cứu những chú mèo con khỏi vùng nước lũ.Một người đàn ông ở Rio de Janeiro đã đưa cho cô gái vô gia cư đôi dép của mình khi cô bé đi chân trần trên nền đường bỏng rát vì nắng.
Một chú mèo con suýt bị ngạt khói trong một trận hỏa hoạn được các
 nhân viên cứu hộ cho thở oxy.Một chú mèo con suýt bị ngạt khói trong một trận hỏa hoạn được các nhân viên cứu hộ cho thở oxy.
Một chú gấu trúc Trung Quốc hoảng sợ ôm lấy chân cán bộ kiểm lâm sau trận động đất.Một chú gấu trúc Trung Quốc hoảng sợ ôm lấy chân cán bộ kiểm lâm sau trận động đất.
Một chú gấu trúc Trung Quốc hoảng sợ ôm lấy chân cán bộ kiểm lâm sau trận động đất.Trong một cuộc biểu tình diễn ra ở Brazil, một toán binh lính đã được cử đến để duy trì an ninh trật tự. Khi người dân bắt đầu trở nên quá khích, một người lính đã nói: “Đừng đánh nhau, làm ơn, hôm nay là sinh nhật của tôi”. Sau đó, đoàn người biểu tình đã cử người đi mua bánh sinh nhật tặng người lính. Một buổi biểu tình có nguy cơ trở thành bạo lực đã diễn ra trong hòa bình.
Một chú gấu trúc Trung Quốc hoảng sợ ôm lấy chân cán bộ kiểm
 lâm sau trận động đất.Một chú sóc ở thành phố Berlin, Đức bị mắc kẹt ở nắp cống, cảnh sát cứu hộ đã tới để giải cứu cho chú sóc.
Một chú gấu trúc Trung Quốc hoảng sợ ôm lấy chân cán bộ kiểm lâm sau trận động đất.Sau cơn bão Sandy xảy ra ở Mỹ, đa số hộ dân bị mất điện, tuy vậy, vẫn có một số gia đình có điện. Lúc này, nhu cầu thông tin bằng điện thoại rất lớn. Một gia đình có điện đã dán thông báo và cài sẵn các ổ điện ở cổng với thông điệp rằng: “Nhà tôi vẫn có điện, các bạn hãy tự nhiên sạc điện thoại”.
Một chú gấu trúc Trung Quốc hoảng sợ ôm lấy chân cán bộ kiểm lâm sau trận động đất.Những đồng xu lẻ được dán ở một quầy phục vụ đồ ăn nhanh tự động để dành cho những người thất nghiệp hoặc vô gia cư có thể mua nước hoặc đồ ăn nhẹ.
Giải cứu chú chó nhỏ.Giải cứu chú chó nhỏ.
Một cậu bé Ấn Độ đang trút nước từ chai của mình sang chai của những người vô gia cư trên phố.Một cậu bé Ấn Độ đang trút nước từ chai của mình sang chai của những người vô gia cư trên phố.
Chủ và tớ chăm sóc cho nhau.Chủ và tớ chăm sóc cho nhau.
Chủ và tớ chăm sóc cho nhau.Các em nam sinh tại một trường tiểu học ở bang Minnesota, Mỹ đã cùng cạo trọc đầu để động viên một bạn học mắc bệnh ung thư.

--
_____________________


7/11/2013

QUANH HỒ GƯƠM


Hôm nọ mình ra Hà Nội có công việc.Đi dạo quanh Hồ Gươm với một anh bạn Hà thành chính gốc. Đến bờ Hồ đang loay hoay tìm chỗ dựng xe thì có một thanh niên đến niềm nở:
     - Bác cứ dựng đây. Thế. Khóa lại cẩn thận để tụi cháu trông cho. Xe cháu cũng để đây mà, bác yên chí.
Hai thằng mừng quá, khóa xe rồi đi. Nhưng cũng không dám đi quá xa, mắt vẫn liếc về chỗ để xe, để trong trường hợp bất trắc vẫn phản ứng kịp thời...Khi quay lại mở khóa xe định dắt đi thì anh thanh niên nọ tiến đến giữ lấy xe, nói:
     - Bác cho 50 nghìn.
     - 50 nghìn gì?
     - Trông xe. Nãy đến giờ ai trông xe cho bác?
     - Thế sao anh bảo giữ hộ?
     - Thôi. Đưa bốn mươi ngàn rồi biến. Ai thì giờ đâu mà ngồi đây trông xe cho các ông.
Đang lúc tình hình có vẻ gay go đến đỉnh điểm thì một cô gái đeo một cái máy ảnh trước ngực đến. Nhìn thì biết ngay là dân " nghề ". Cô ta nói:
     - Hai bác chụp một vài kiểu làm kỷ niệm thì tụi cháu miễn tiền trông xe.
Anh bạn tôi nhất quyết một xu cũng không. Vì nghĩ rằng mình là dân Hà Nội gốc mà. Nhưng tôi thì tỏ ra đồng ý với cách " giải tỏa " của cô gái. Anh bạn buộc phải chiều lòng tôi. Đến lúc lấy ảnh, có bốn tấm nó giã 120 nghìn mà ảnh không ép. Bạn tôi định trả ảnh, nhưng tôi nghĩ " lỗi " tại mình vì nhẹ dạ cả tin, không mặc cả. Bấm bụng trả đủ 120 nghìn. Một ông có vẻ về hưu đi qua nói nhỏ vào tai tôi:" Một tấm cả ép chỉ 15 ngàn là cùng". Xưa kia một nhà thơ đã thốt lên:" Quanh Hồ Gươm không ai bàn chuyện Vua Lê..." Hôm nay đọc thơ của Nguyễn Trác lại thấy nói:" Quanh Hồ Gươm chỉ toàn nói chuyện tiền ".
Một anh bạn cũng trong Đồng Nai ra đến một ngã tư trên đường Pháp Vân-Cầu Giẽ dừng xe hỏi một anh xe ôm:
    - Anh cho hỏi ngã tư Cầu Giẽ đi đường nào?
    - Đưa 10 ngàn đây.
Anh bạn tôi lạnh người song cũng không chậm trễ đưa ra 10 ngàn.
    - Đấy. Ngay trước mặt đấy.
Thì ra anh bạn chỉ đứng cách đường đi Cầu Giẽ có trên mười mét. Qua những thí dụ trên mới thấy ngôn ngữ quanh Hồ Gươm và Hà Nội bây giờ ngắn gọn đến lạnh lùng, vô cảm. Thậm chí chỉ xoay quanh " tiền ". Xin những ai người Hà Nội không thuộc dạng vô cảm thì không tự ái về bài viết này. Ấy là tôi chưa nêu hết những thí dụ " sinh động " đâu nhé. Có rất, rất nhiều người ở quê mới ra đi nhặt lon bia, đi gánh hàng thuê đã phải cắn răng trả 5 nghìn khi hỏi đường về phòng trọ mà sáng mình vừa ra đi.
       Còn tôi cũng  trong dịp trên, khi trên đường đến khu Thanh Xuân hỏi vào nhà một đồng đội cũ. Đi mãi vẫn chưa tìm ra số nhà...Thấy một ông Đại tá dĩ nhiên mặc quân phục, mang quân hàm Đại tá. Yên tâm, tôi hỏi :
       - Anh cho hỏi Ngõ..xiệc...
       - Không biết.- viên Đại tá vẫn thản nhiên hút thuốc- gã Đại tá chỉ nói đúng hai từ" không biết "
Cũng may là tay sỹ quan này không đòi tiền. Sau đó chỉ vài bước tôi hỏi một ông đứng tuổi, mặt không thuộc hạng người vô cảm, ông vui vẻ chỉ ngay. Tôi quay lại đúng con ngõ tay Đại tá đang ngồi hút thuốc, mặt anh ta vẫn không biến sắc.
       Chao ôi! Hà Nội phố...